Đấu thầu Mua săm công

Bản đồ hành chính xã vạn trạch

Ngày đăng: 11/06/2017

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Diện tích và dân số

Xã Vạn Trạch có diện tích 26,88 km², dân số 7.410 người (thống kê năm 2016). Vạn Trạch, trước năm 1945 có 3 làng: Thọ Lộc (Thụ Lộc, còn có tên Mục Tượng), Lan Can (Dinh Lễ bây giờ), Vạn Lộc (còn gọi là Phúc Lộc,Thiên Lộc) hiện nay có 12 thôn. Thôn Đông, Tây, Nam, Bắc, Sỏi, Tròn, Dài, Mới,Rẫy, Dinh Lễ, Sen, Thọ Lộc

 

Địa giới

Làng Thọ Lộc

Thọ Lộc (dân địa phượng trước đây gọi là Thụ Lộc) là tên một làng thuộc xã Vạn Trạch. Làng Thọ Lộc cách thành phố Đồng Hới 25 km về phía bắc, cách thị trấn Hoàn Lão ở đường quốc lộ số 1 về phía Tây khoảng 10  km. Làng nằm trên đường từ Hoàn lão lên di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Hiện nay con đường bộ lên Động Phong Nha trải thảm bê tông nhựa đi rất thuận tiện.

Làng Thọ Lộc có hai thôn: Nam Lộc ở phía nam và Bắc Lộc ở phía Bắc được phân chia bởi con đường tỉnh lộ số 2.

Làng khá trù phú. Người dân sống bằng nghề làm ruộng là chủ yếu. Làng ít thay đổi về diện mạo. Người đi xa dẫu có hàng trăm năm về vẫn dễ dàng nhận ra.

Dân cư sinh sống của làng Thọ Lộc có hai dòng họ lớn là họ Hà và họ Nguyễn. Từ bao đời nay sống đoàn kết thân ái. Có nhiều con em đi làm ăn sinh sống ở khắp đất nước.

Trên địa phận làng có ga Thọ Lộc là một ga xép.

 

Làng Vạn Lộc

Cùng với làng Thọ lộc, ở xã Vạn Trạch còn có một tên làng khác cũng rất đẹp là làng Vạn Lộc, nằm trên trục đường Tỉnh Lộ 2, cách thị trấn Hoàn Lão 8 km. Tên cổ là Vạn Hạc "Xưa kia ở nơi đây có một ngôi đình rất lớn có thể nói là lớn nhất tỉnh Quảng Bình, án ngữ ở cửa vào đình có 2 con hạc rất lớn bởi thế người người ta đặt cho vùng này là vạn hạc. Chính vì vậy, từ xa xưa dân trong vùng truyền tụng câu ca: "Nằm đêm nghe trống Kẻ Đòi, nghe chuông Kẻ Hạc, nghe còi Kẻ Lau… (Trống Kẻ Đòi: tức tiếng trống chầu tuồng của làng Hát bội (thôn Đông Duyệt ngày nay), khi nghe tiếng trống này, nhiều người dân biết là có một buổi biểu diễn hát tuồng đang diễn ra; Chuông Kẻ Hạc: tức tiếng chuông đúc bằng đồng lớn nhất vùng ở Đình làng Vạn Lộc, xã Vạn Trạch; Còi Kẻ Lau: tức tiếng còi của Phường Săn của người dân đi săn,bắt và đuổi thú rừng ở Tây Trạch). Truyền thuyết kể rằng xưa kia một công chúa nỏ dẫn quân vào khai phá vùng đất này về sau hình thành nên 3 thôn, Kẻ Đòi (xóm hát làng chuyên ca hát có nghề hát bội nổi tiến này thuộc xã Phú Trạch) Kẻ Hạc (Vạn Hạc chuyên làm nông nay thuộc xã Vạn Trạch và một phần xã Hoàn Trạch) Kẻ Lau (Phường săn bắn chuyên săn bắn nay thuộc xã Tây Trạch) Vạn Trạch có một cánh đồng lúa rất lớn vùng này xưa kia cũng có rất nhiều truyền thuyết ly kỳ, nơi này có miếu Bà (Thực ra là miếu của vị công chúa khai phá lập làng ở nới đây, nằm ở xứ Đồng Sen) rất linh thiêng, chuyện xưa kể rằng có một vị quan nọ đi tuần qua vùng này khi qua miếu bà lính hộ vệ mời vị quan xuống khi đi qua miếu bà, vị quan nói (Bà Nào Bằng Ông Đây) kết quả vị quan bị đau bụng thừa sống thiếu chết. ở vùng này còn có rất nhiều miếu mạo tuyệt đẹp (quần thể hơn 20 đền miếu). Trong đó có Hồi Miếu miếu này là miếu thờ phụng thần nông cầu cho mưa thuận gió hòa,ngày xưa, cứ vào ngày rằm tháng hai các bậc cao niên trong làng cùng bà con thường làm lễ cúng trời đất ở đây, hiện nay chỉ còn lại nền đất ở hồi miếu giữa đồng ruộng thôn Đông, các bậc cao niên kể rằng ở đây có 2 con rắn rất lớn sống ở miếu này.. (quần thể miếu mạo xưa kia tất cả đều tập trung ở đồng ruộng xã Thôn Tây và Thôn Đông) Làng Vạn Lộc có các xóm nhỏ: xóm Làng (ngày nay thành 2 xóm: Đồng và Tây), xóm sỏi, xóm Tròn (trước đây còn gọi là xóm Viên), xóm Dài, xóm Mới, xóm Rẩy và xóm Lò Rèn (xóm Lò rèn nay thuộc xã Hoàn Trạch), sau năm 1980 có thêm một xóm mới lập do di dân trong làng đến, đó là xóm Sen.

Nơi này cũng có một Nền Nghĩa Chỉ mà tôi thấy nó rất nhân văn, nền này là miếu thờ những người không nơi nương tựa, cứ đến nhịp cuối năm thanh niên cả làng đi tìm tất cả các mộ của những người không nơi nương tựa thực hiện những nghi thức tả mộ, sau đó tất cả về nền nghĩa chỉ cúng vái thờ phụng ở đây, tiếc rằng sau khi giải phóng 1954, sau cuộc cách mạng ruộng đất, chống mê tính dị đoan, mọi thành tựu văn hóa ở nới này đã bị đập phá, ngày nay chỉ sót lại một số dấu tích rất ít, hầu như thanh niên Vạn Lộc ngày nay không một ai biết về truyền thống của mãnh đất thiêng liêng này. Nếu đi từ phía Hoàn Lão lên sẽ đi qua làng Vạn Lộc mới tới làng Thọ lộc. Hết làng Thọ lộc sẽ là những làng khác của xã Cự Nẫm. Đặc sản nổi tiếng của làng này là Rượu Vạn Lộc (Rượu gạo và Rượu Nếp).